1/ Định Nghĩa thế nào là khoan cọc nhồi mini?

Khoan cọc Nhồi là hình thức khoan lỗ tròn theo các đường kính và kích thước khác nhau xuống đất sâu rồi dùng phương pháp nhồi thép và bê tông xuống thì người ta gọi là Khoan Cọc Nhồi.

Khoan cọc Nhồi để đảm bảo đúng kỹ thuật không bị bê tông chết trong quá trình cho bê tông xuống đất sâu thì cần có kinh nghiệm vì thế mà mỗi giai đoạn đổ bê tông các kỹ sư luôn có mặt để kiểm tra bê tông đảm bảo đúng tiêu chuẩn hay chưa. Khi đạt đủ tiêu chuẩn cho phép các kỹ sư cho phép chuyển sang giai đoạn thép theo của quá trình khoan cọc nhồi.

2/ Quy trình thi công khoan cọc Nhồi Đường Kính 300,400,500,600 và 800mm

Bước 1: Chuẩn bị

Bước 2: Định Vị, hạ ống Casing cọc

Bước 3: Khoan tạo Lỗ và lấy phôi khoan

Bước 4: Hạ lồng cốt thép và ống đổ

Bước 5: Kiểm Tra Hố Khoan và xử lý cặn bẩn lắng trong hố khoan.

Bước 6: Đổ bê tông cọc.

Bước 7: Nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình.

3/ Biện Pháp Thi công Khoan Cọc Nhồi 300,400,500,600 và 800mm

Để đạt kết quả tốt nhất trong quá trình thi công khoan cọc nhồi thì chúng ta nên biện pháp thi công khoan cọc nhồi để đảm bảo được tiến độ cũng như chất lượng công trình. Dưới đây là những biện pháp khoan cọc Nhồi mà chúng tôi từng làm chia sẻ cho các bạn.

  • Định vị vị trí cần khoan cọc Nhồi: Để đảm bảo lực dồn đúng tâm cọc trong thi công thì chúng ta cần định vị trước khi tiến hành thi công khoan
  • Khoan Lỗ: Tiến hành phương pháp khoan lỗ theo đường kính và kích thước được giao như trong thiết kế
  • Kiểm Tra Lỗ bị đóng bẩn và cặn: Tiến hành kiểm tra từng bộ phận trong lỗ khoan
  • Kiểm Tra độ sâu của hỗ khoan: Kiểm tra hố khoan sâu bao nhiêu mét mình tính phương án đổ bê tông và cho thép làm sao không bị dư thép
  • Cho cốt thép vào lỗ và đổ bê tông: Sau khi kiểm tra hỗ khoan cũng như mọi thứ ta tiến hành đưa lồng sắt vào hố và tiến hành đổ bê tông vào hố khoan
  • Nghiệm thu hố khoan cọc Nhồi: Để kiểm tra chất lượng hố khoan thì người ta cho ống vào công trình để kiểm tra cho từng hạng mục công của hố khoan cho đến khi đạt chất lượng thì tiến hành chuyển qua bước tiếp theo.

 

4/ Sức chịu tải của Loại cọc Khoan Nhồi cho từng đường kính khoan nhồi?

  • Cọc Khoan Nhồi đường Kính D300: Chúng thường chịu tải trọng từ 40 tấn đến 50 tấn
  • Cọc Khoan Nhồi đường Kính D400: Chúng chịu tải trọng từ 80 tấn đến 90 tấn
  • Cọc Khoan Nhồi đường Kính D500: Chúng chịu tải trọng từ 200 tấn đến 250 tấn
  • Cọc Khoan Nhồi đường Kính D600: Chúng chịu tải trọng từ 300 tấn đến 400 tấn

BẢNG ĐƠN GIÁ, BÁO GIÁ KHOAN CỌC NHỒI TẠI HÀ NỘI MỚI NHẤT NĂM 2020

 Số thứ tự  Đường kính (mm)  Đơn vị  Giá cọc nhồi
(nhân công)
 Giá cọc nhồi
(vật tư)
 1 D300   m  180.000đ 260.000đ
 2  D400  m  220.000đ 340.000đ 
 3 D500   m  260.000đ 450.000đ 
 4  D600  m  300.000đ 650.000đ 
 5  D800  m  700.000đ 950.000đ 
 6 D1000   m  950.000đ 1200.000đ